GHS là gì?

Share

Table of Contents

GHS

Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) là tiêu chuẩn do Liên Hợp Quốc (UN) phát triển nhằm tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa việc phân loại và ghi nhãn hóa chất trên phạm vi toàn cầu.

Hệ thống UN-GHS này được phát triển trên cơ sở có sự khác biệt và không thống nhất đáng kể trong việc phân loại và ghi nhãn sản phẩm hóa chất giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thực trạng này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác quản lý những hoạt động liên quan đến hóa chất, tạo ra hàng loạt thách thức cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ những quy định khác nhau giữa các địa phương, và gây bối rối cho người lao động và người tiêu dùng trong quá trình tìm kiếm thông tin phù hợp về mối nguy của hóa chất.

Để giải quyết vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã phát triển tiêu chuẩn GHS như một giải pháp toàn diện giúp:

    1. hài hòa các tiêu chí phân loại cho đơn chất và hỗn hợp chất dựa trên các đặc tính nguy hại về vật lý, sức khỏe, và môi trường của hóa chất
    2. hài hòa các phương tiện truyền đạt thông tin về mối nguy bao gồm nội dung và định dạng của nhãn hóa chất và phiếu an toàn hóa chất (SDS), bao gồm:
      • các đề mục và tiểu đề mục cụ thể
      • hình đồ cảnh báo
      • từ cảnh báo
      • các công bố về mối nguy
      • các công bố về phòng ngừa

 

Phương thức tiếp cận ”Building block” của GHS

UN-GHS là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, không ràng buộc về mặt pháp lý đối với bất kỳ quốc gia nào. Nói cách khác, UN-GHS cung cấp một khung tiêu chuẩn toàn diện và được công nhận, lưu hành như một tài liệu tham khảo.

Cụ thể hơn, theo phương pháp “khối lắp ghép” (building block), các quốc gia được tự do lựa chọn các thành tố trong bộ tiêu chuẩn GHS của Liên Hợp Quốc để xây dựng và triển khai tiêu chuẩn GHS chuyên biệt hoặc bổ sung vào hệ thống luật hóa chất hiện có của quốc gia đó.

Ví dụ, các nước có thể lựa chọn và điều chỉnh các thành tố trong UN-GHS dựa trên những yếu tố như ngành hàng, bối cảnh sử dụng, đối tượng mục tiêu, v.v.

Hiện nay, nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới đã áp dụng và ban hành tiêu chuẩn GHS. Ví dụ, Liên minh châu Âu (EU) đã tạo lập phiên bản GHS của EU thông qua Quy định 1272/2008 (CLP) về phân loại, ghi nhãn và đóng gói sản phẩm.

UN-GHS đã trải qua nhiều lần sửa đổi trong những năm qua. Phiên bản cập nhật nhất là phiên bản thứ 10 của GHS (GHS Rev.10), được ban hành vào năm 2023.

 

Đối tượng hướng đến của GHS

  • người tiêu dùng
  • người lao động
  • nhân viên vận chuyển
  • lực lượng ứng phó khẩn cấp

 

Mục đích của GHS

Mục tiêu cốt lõi của tiêu chuẩn GHS là nâng cao khả năng bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trong quá trình xử lý, vận chuyển, và sử dụng hóa chất. Giờ đây, người lao động và công chúng có thể tham khảo các thông tin sẵn có về mối nguy của hóa chất nhằm nâng cao sự an toàn của bản thân tại nơi làm việc và trong sinh hoạt hằng ngày.

GHS cũng hỗ trợ các lực lượng ứng phó khẩn cấp, bằng cách cung cấp những cách thức ứng phó hiệu quả hơn và các phương thức thực hành tốt khi xảy ra sự cố hóa chất. Quyền lợi của động vật cũng được nâng cao khi những chỉ dẫn về các lựa chọn thay thế cho việc thử nghiệm trên động vật được liệt kê một cách chi tiết.

Với các tiêu chí thống nhất về phân loại hóa chất và truyền đạt thông tin về mối nguy, tiêu chuẩn GHS cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động giao thương quốc tế đối với những hóa chất mà mối nguy đã được xác định.

“GHS cung cấp các tiêu chí thống nhất về phân loại hóa chất và các phương tiện truyền đạt thông tin mối nguy đồng bộ bao gồm nhãn hóa chất và SDS”

 

Lợi ích của GHS

  • Mang lại sự hài hòa và thống nhất toàn cầu về các thông tin an toàn hóa chất
  • Giúp bảo vệ sức khỏe con người và môi trường tốt hơn
  • Cung cấp một khung tiêu chuẩn được công nhận làm tài liệu tham khảo giúp các quốc gia xây dựng hoặc nâng cấp tiêu chuẩn/quy định chuyên biệt của mình
  • Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp tốt hơn khi xảy ra sự cố hóa chất
  • Thúc đẩy hoạt động vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm
  • Tiết giảm hoạt động thử nghiệm, đặc biệt là thử nghiệm trên động vật
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí
  • Thúc đẩy hoạt động thương mại hóa chất toàn cầu

 

Các thành tố chính của GHS

  1. Tiêu chuẩn phân loại cho đơn chất và hỗn hợp
  • Các mối nguy vật lý
    • Chất nổ
    • Khí dễ cháy
    • Sol khí và khí chịu áp suất
    • Khí oxy hóa
    • Khí chịu áp suất
    • Chất lỏng dễ cháy
    • Chất rắn dễ cháy
    • Chất và hỗn hợp tự phản ứng
    • Chất lỏng tự cháy
    • Chất rắn tự cháy
    • Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt
    • Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy
    • Chất lỏng oxy hóa
    • Chất rắn oxy hóa
    • Peroxit hữu cơ
    • Ăn mòn kim loại
    • Chất nổ được khử độ nhạy
  • Mối nguy về sức khỏe
    • Độc cấp tính
    • Ăn mòn/kích ứng da
    • Tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt
    • Nhạy cảm với da hoặc đường hô hấp
    • Đột biến tế bào mầm
    • Độc tính gây ung thư
    • Độc tính sinh sản
    • Độc tính lên với cơ quan đích cụ thể sau phơi nhiễm đơn
    • Độc tính lên cơ quan đích cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại
    • Nguy hại về hô hấp
  • Mối nguy về môi trường
    • Nguy hại đối với môi trường thủy sinh
    • Nguy hại đối với tầng ozon.

 

  1. Truyền đạt thông tin về mối nguy
    Truyền đạt thông tin về mối nguy: Nhãn và Phiếu an toàn hóa chất
    • Hình đồ cảnh báo
    • Từ cảnh báo: nhằm chỉ mức độ nghiêm trọng của mối nguy và cảnh báo người đọc về mối nguy tiềm ẩn của sản phẩm.
      • Ví dụ: Nguy hiểm
    • Công bố về mối nguy: các cụm từ được chỉ định cho một loại và nhóm mối nguy nhằm mô tả bản chất của các mối nguy của sản phẩm nguy hại, bao gồm mức độ của mối nguy.
      • Ví dụ: H221: Khí dễ cháy, H319: Gây kích ứng mắt nghiêm trọng
    • Công bố về phòng ngừa: các cụm từ (và/hoặc hình đồ) mô tả các biện pháp được khuyến nghị nên thực hiện, nhằm giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các tác động bất lợi do tiếp xúc với sản phẩm nguy hại hoặc do bảo quản/xử lý sản phẩm nguy hại không đúng cách. Có 04 loại công bố phòng ngừa:
      • Tổng quát (các mã có ký hiệu “P1xx”). Ví dụ: P102: Để xa tầm tay trẻ em.
      • Phòng ngừa (các mã có ký hiệu “P2xx”). Ví dụ: P270: Không ăn, uống hoặc hút thuốc trong khi sử dụng sản phẩm này.
      • Bảo quản (các mã có ký hiệu “P4xx”). Ví dụ: P402: Bảo quản ở nơi khô ráo.
      • Thải bỏ (các mã có ký hiệu “P5xx”). Ví dụ: P502: Tham khảo nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp để biết thông tin về việc phục hồi hoặc tái chế.

 

EU – CLP

Được phát triển dựa trên hệ thống UN-GHS, quy định về phân loại ghi nhãn và đóng gói CLP (EC) 1272/2008, chính thức có hiệu lực kể từ năm 2009, điều chỉnh việc phân loại và ghi nhãn các đơn chất và hỗn hợp chất tại thị trường EU.

CLP là quy định có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các quốc gia thành viên của EU, với mục đích bảo vệ sức khỏe con người và môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương sản phẩm liên quan đến hóa chất trong Liên minh châu Âu.

pictograms clp

Theo CLP, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu và chủ thể sử dụng hạ nguồn (downstream users) có nghĩa vụ phân loại, ghi nhãn, và đóng gói đơn chất và hỗn hợp chất trước khi đưa ra thị trường.

Khi hóa chất được phân loại là nguy hiểm, các thông tin về mối nguy, bao gồm loại và nhóm mối nguy, phải được thông báo đến các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.

Thông tin về mối nguy được thể hiện một cách trực quan thông qua nhãn hóa chất có chứa các thành tố cụ thể như sau:

  • hình đồ cảnh báo
  • từ cảnh báo
  • cảnh báo nguy cơ
  • công bố phòng ngừa

 

Nhãn và phiếu an toàn hóa chất phải được thể hiện bằng (các) ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi sản phẩm được lưu hành trên thị trường.

“CLP là quy định có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các quốc gia thành viên của EU. Những đối tượng chính nằm trong pham vị của quy định CLP là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, và chủ thể sử dụng hạ nguồn”

Trong CLP, một số hóa chất nguy hiểm cụ thể được phân loại và ghi nhãn một cách hài hòa (thống nhất) giữa các quốc gia thành viên. Sự hài hòa về mặt phân loại và ghi nhãn hóa chất này là nhằm đảm bảo sự quản lý rủi ro đồng bộ và hợp lý giữa các quốc gia trong Liên minh châu Âu đối với các hóa chất có đặc tính nguy hại nhất định theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hoặc chủ thể sử dụng hạ nguồn cũng có thể gửi đề xuất phân loại và ghi nhãn hài hòa cho một hóa chất cụ thể đến Cục hóa chất châu Âu (ECHA).

Đối với hóa chất thuộc diện phải đăng ký REACH hoặc đáp ứng các tiêu chí nhất định về cấp độ phân loại và nồng độ giới hạn, thông tin về phân loại và ghi nhãn của hóa chất đó phải được thông báo lên cơ sở dữ liệu C&L do ECHA quản lý. Thông báo C&L là nghĩa vụ của đơn vị sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu chịu trách nhiệm đưa hóa chất này ra thị trường.

Theo Điều 45 của CLP, đơn vị nhập khẩu hoặc chủ thể sử dụng, có vai trò lưu hành các hỗn hợp nguy hiểm được phân loại là nguy hại về sức khỏe hoặc nguy hại về mặt vật lý, phải cung cấp một số thông tin nhất định về hỗn hợp đó cho cơ quan được chỉ định, thông qua một quy trình được gọi là Thông báo trung tâm chống độc (PCN).

VN-GHS

Thông qua Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, Việt Nam đã áp dụng các quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của tiêu chuẩn GHS kể từ phiên bản 2 (2007) trở đi. Theo đó, việc phân loại, ghi nhãn hóa chất và phiếu an toàn hóa chất là bắt buộc đối với đơn chất nguy hiểm, kể từ ngày 30/03/2014, và đối với hỗn hợp nguy hiểm, kể từ ngày 30/03/2016. Theo như quy định, SDS phải được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

Tuân thủ GHS cùng đội ngũ chuyên gia tại Chementors

Chementors thấu hiểu những thách thức mà các quy định GHS đặt ra đối với doanh nghiệp. Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực GHS như là một công việc thường nhật, chúng tôi am hiểu các yêu cầu phân loại và ghi nhãn hóa chất theo GHS của các quốc gia trên thế giới.

  • Với hệ thống tạo lập phiếu an toàn hóa chất và nhãn hàng hóa, Chementors tạo lập và dịch thuật phiếu an toàn hóa chất và nhãn hóa chất hợp quy một cách hiệu quả sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và theo thị trường được yêu cầu.
  • Chementors hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra tính hợp quy của SDS và nhãn hàng hóa hiện có so với các quy định cập nhật nhất của quốc gia được yêu cầu.
  • Khi cần, chúng tôi sẽ thảo luận các vấn đề liên quan với nhà cung cấp của doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cần thiết cho việc phân loại và ghi nhãn hóa chất.
  • Khi được yêu cầu, chuyên gia tại Chementors sẽ đánh giá các dữ liệu sẵn có để tư vấn các phương án phân loại và ghi nhãn hóa chất phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ tư vấn các tùy chọn điều chỉnh công thức của sản phẩm để giảm thiểu cấp độ phân loại hoặc thay thế các hóa chất đặc biệt nguy hiểm/đáng quan ngại.

Chementors cũng cung cấp dịch vụ thông báo C&Lthông báo PCN theo quy định của EU-CLP cũng như các dịch vụ GHS chuyên biệt khác cho các quốc gia trên toàn cầu.

Dịch vụ GHS của Chementors

 

Mục tiêu của Chementors là đảm nhiệm tất cả các vấn đề về quy định hóa chất, trên cơ sở chìa khóa trao tay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở cánh cổng vào thị trường hóa chất toàn cầu.

Các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn GHS

o   Argentinao   Hy Lạpo   Nauy
o   Armeniao   Guatemalao   Paraguay
o   Úco   Guineao   Peru
o   Áoo   Honduraso   Philippines
o   Belaruso   Hungaryo   Ba Lan
o   Bỉo   Icelando   Bồ Đào Nha
o   Boliviao   Indonesiao   Hàn Quốc
o   Brazilo   Irelando   Romania
o   Bulgariao   Israelo   Liên bang Nga
o   Campuchiao   Ýo   Senegal
o   Canadao   Nhật Bảno   Serbia
o   Chileo   Kazakhstano   Singapore
o   Trung Quốco   Kyrgyzstano   Slovakia
o   Colombiao   Làoo   Slovenia
o   Costa Ricao   Latviao   Nam Phi
o   Côte d’Ivoireo   Liechtensteino   Tây Ban Nha
o   Croatiao   Lithuaniao   Thụy Điển
o   Sípo   Luxembourgo   Thụy Sĩ
o   Cộng hòa Séco   Madagascaro   Thái Lan
o   Congoo   Malaysiao   Tunisia
o   Đan Mạcho   Maltao   Thổ Nhĩ Kỳ
o   Ecuadoro   Mauritiuso   Ukraine
o   Estoniao   Mexicoo   Anh
o   Phần Lano   Montenegroo   Mỹ
o   Phápo   Myanmaro   Uruguay
o   Gambiao   Hà Lano   Việt Nam
o   Đứco   New Zealando   Zambia
o   Ghanao   Nigeria

Chementors’ team of specialists helps companies to survive in the ever changing jungle of laws concerning chemical, environmental and product safety in Europe and all around the World.

Requests for quotations and inquiries


    [group Notarobot]
    [/group]