Tham khảo tại đây thêm thông tin về Các quy định về hóa chất tại Việt Nam và đường link cho trang phụ:
Các Quy định về Hóa chất tại Việt Nam
Việt Nam đang phát triển bảng kiểm kê hóa chất hiện có của quốc gia tương tự như các quốc gia khác (Như Mỹ, Trung Quốc,..) và một quy định giống REACH đối với các chất hóa học mới (Những chất chưa được liệt vào bảng)
Luật về Hóa chất (Số 06/2007/QH12)
10 Lưu ý quan trọng về:
- Các điều khoản chung
- Phát triển ngành hóa chất
- Sản xuất và kinh doanh hóa chất
- Phân loại, ghi nhãn, đóng gói và SDS
- Sử dụng hóa chất
- Phòng chống và giảm thiểu tai nạn
- Tờ khai, đăng ký và cung cấp thông tin về hóa chất
- Bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Trách nhiệm quản lý và xử lý hóa chất
- Các điều khoản thực thi.
Nghị định Sổ 113/2017/ND-CP
(Những hướng dẫn cho việc thực thi một số điều khoản cụ thể về luật Hóa chất)
- Nghị định Số 113/2017/ND-CP thay thế cho Số 108/2008/ND-CP
- Chỉ rõ những yêu cầu đối với sản xuất và kinh doanh hóa chất, phân loại hóa chất và các thủ tục khai báo.
- Nhà nhập khẩu hóa chất phải hoàn thiện bản khai các hóa chất nhập khẩu thông qua NSW.
- Các thông tin được kê khai bao gồm thông tin về người khai, hóa chất nhập khẩu, hóa đơn mua bán và bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất bằng tiếng Việt.
- Người kê khai phải chịu trách nhiệm đối với các thông tin không đúng sự thật.
- Các nhà kinh doanh hóa chất phải giữ bí mật tên, số lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu, bán cũng như thông tin bí mật kỹ thuật thương mại.
Nghị định bao gồm 5 danh sách các hóa chất chịu sự tác động của luật, mỗi hóa chất có những yêu cầu riêng:
- Danh sách 1: Danh sách các hóa chất cho sản xuất hoặc nhập khẩu có điều kiện.
- Danh sách 2: Danh sách các hóa chất bị hạn chế sản xuất hoặc kinh doanh.
- Danh sách 3: Danh sách các hóa chất bị cấm.
- Danh sách 4: Danh sách những hóa chất nguy hiểm mà cần phải đi kèm những cảnh báo, kế hoạch ngăn chặn tai nạn xảy ra.
- Danh sách 5: Danh sách các hóa chất bắt buộc có những bản khai báo
Thông tư Sổ 32/2017/TT-BCT
(Cung cấp hướng dẫn cho luật Hóa chất (2007) và Nghị định Số 113/2017/ND-CP)
Dưới đây là những lưu ý quan trọng:
- Hướng dẫn về việc biên soạn bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (SDS)
- 19 bản được sử dụng bởi các doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực Hóa chất được ban hành trogn các bản Phụ lục.
- Lên kế hoạch và đo lường để ngăn chặn và xử lý các tai nạn hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
- Phân loại và ghi nhãn hóa chất.
- Kê khai các hóa chất được nhập khẩu.
Lời khuyên (Liên quan đến Nghị định Số 113/2017/ND-CP và Chỉ thị Số 32/2017/TT-BCT):
- Các doanh nghiệp và các cá nhân cần xem lại Nghị định Số 113/2017/ND-CP và Chỉ thị Số 32/2017/TT-BCT để xác định xem giấy phép nào, báo cáo nào cần cho hoạt động kinh doanh hóa chất ở Việt Nam.
- Rất quan trọng để tìm hiểu những quy định mới đối với SDS, nhãn hiệu, phân loại hóa chất để đảm bảo sản phẩm tuân thủ những thay đổi trong quy định.
National Chemical Inventory and Chemical Database (NCI)
- Chỉ các hóa chất công nghiệp được liệt kê trong danh sách kiểm kê hóa chất quốc gia
- Danh sách sẽ thường xuyên được cập nhật và những hóa chất mới có thể được xem xét.
- Bản dự thảo đầu tiên trong bảng kiểm kê hóa chất quốc gia được công bố tháng 8/2018.
- Bản dự thảo mới nhất (phiên bản thứ 3) bao gồm 31,750 hóa chất.
- Bản dự thảo NCI – phiên bản thứ 3 – 9/2018 (File Excel, 5,4 MB)
- Sau khi Bảng liệt kê các hóa chất quốc gia được chính thức công bố, các hóa chất trong nằm trong danh sách NCI sẽ được xem là hóa chất mới.
- Việc đăng ký hóa chất mới tại cơ quan có thâm quyền là cần thiết trước khi chúng được sử dụng hoặc lưu hành tại thị trường Việt Nam. Thủ tục hiện này vân chưa rõ ràng.
- Bộ Công Thương đã thành lập Cơ quan Hóa chất Việt Nam (Vinachemia) để giám sát kiểm tra hoạt động quản lý hóa chất ở Việt Nam.
Thông tin tham chiếu bằng tiếng Việt
- VCERC được xem như là trung tâm dữ liệu cho danh sách nháp bản kiểm kê hóa chất (danh sách hóa chất được phép sử dụng tại Việt Nam hiện nay) http://www.vcerc.com/