Quy định chung về an toàn sản phẩm (EU) 2023/988: Những điều cần lưu ý

Share

Table of Contents

The team day started with a breakfast meeting in a private cabinet of café Amurin Helmi in Tampere’s Amuri Museum of Historic Housing

Quy định chung về an toàn sản phẩm (EU) 2023/988 (GPSR), có hiệu lực từ ngày 12 tháng 6 năm 2023, thay thế cho Chỉ thị chung về an toàn sản phẩm và Chỉ thị về sản phẩm mô phỏng thực phẩm. Quy định mới này bao quát nhiều khía cạnh về an toàn của sản phẩm tiêu dùng, với các yêu cầu thanh tra nghiêm ngặt gồm tài liệu, báo cáo thử nghiệm, đại diện được ủy quyền, v.v.

Một trong những yêu cầu quan trọng đó là: để đưa sản phẩm vào thị trường EU, doanh nghiệp phải có một pháp nhân EU chịu trách nhiệm đảm nhận các nghĩa vụ tương ứng theo Quy định GPSR. Nghĩa vụ này tác động đến các sản phẩm được sản xuất tại EU và ngoài EU, và áp dụng lên cả các giao dịch từ xa như thị trường thương mại trực tuyến.

Có hiệu lực từ tháng 12 năm 2024, Quy định GPSR, đi kèm với các hoạt động giám sát thị trường được tăng cường, sẽ tác động trực tiếp đến hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài Liên minh châu Âu: các yêu cầu để lưu hành sản phẩm một cách hợp pháp trên thị trường EU sẽ nghiêm ngặt hơn. Theo dự kiến, hoạt động thanh tra của cơ quan chức năng, trên giấy tờ và tại hiện trường, sẽ được tăng cường đáng kể và trở thành một hoạt động thường xuyên.

Nhằm giúp doanh nghiệp chuẩn bị một cách chủ động với quy định mới này, dưới đây là những điểm chính cần lưu ý.

Quy định chung về an toàn sản phẩm: Tổng quan

Áp dụng lên: sản phẩm tiêu dùng

Áp dụng từ: 13/12/2024

Có hiệu lực tại: Các nước thành viên Liên minh châu Âu (Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển)

Các pháp nhân có nghĩa vụ:

  • Đơn vị sản xuất (pháp nhân EU hoặc ngoài EU)
  • Đơn vị nhập khẩu (pháp nhân EU)
  • Đơn vị phân phối (pháp nhân EU)
  • Đơn vị được ủy quyền (pháp nhân EU)
  • Đơn vị cung cấp các dịch vụ hoàn tất đơn hàng (pháp nhân trong hoặc ngoài EU)

Mỗi pháp nhân trên sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo Quy định GPSR.

Quan trọng: Các pháp nhân này phải đảm bảo rằng họ có các quy trình nội bộ về an toàn của sản phẩm cho phép họ tuân thủ các yêu cầu theo Quy định GPSR, bao gồm các báo cáo kiểm định, tài liệu kỹ thuật, hồ sơ quản lý truy xuất nguồn gốc và báo cáo tai nạn v.v.

Mục tiêu:

  • Đảm bảo tính an toàn của tất cả sản phẩm tiêu dùng kể cả những sản phẩm liên quan đến công nghệ mới
  • Giải quyết những thách thức bởi sự phát triển bùng nổ của thương mại trực tuyến nhất là trên các sàn giao dịch trực tuyến
  • Đảm bảo các quy định được thực thi tốt hơn và hoạt động thanh tra thị trường được hiệu quả và đồng đều hơn
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi sản phẩm nguy hiểm từ người tiêu dùng

“Với Quy định GPSR, hoạt động giám sát thị trường tại EU sẽ được tăng cường nhằm bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn”

Các tiêu chí an toàn: 

  • Đặc điểm của sản phẩm bao gồm thiết kế, tính năng kỹ thuật, thành phần, tính chất vật lý và hóa học, bao bì, và các hướng dẫn lắp ráp, cài đặt, sử dụng và bảo trì
  • Tác động lên các sản phẩm khác nếu, theo dự kiến, sản phẩm sẽ được sử dụng cùng với các sản phẩm khác
  • Các tác động khả dĩ của các sản phẩm khác lên sản phẩm được đánh giá khi chúng có khả năng được sử dụng cùng nhau
  • Hình thức của sản phẩm, nhãn mác, bất kỳ cảnh báo và hướng dẫn nào về việc sử dụng và thải bỏ an toàn, và bất kỳ chỉ dẫn hoặc thông tin nào khác liên quan đến sản phẩm
  • Đối tượng sử dụng sản phẩm
  • Ngoại quan của sản phẩm có khả năng khiến người tiêu dùng sử dụng sản phẩm theo cách khác so với hướng dẫn
  • Các tính năng về an ninh mạng phù hợp và cần thiết để bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động bên ngoài
  • Các chức năng tiến hóa, học máy và dự đoán của sản phẩm

The team day started with a breakfast meeting in a private cabinet of café Amurin Helmi in Tampere’s Amuri Museum of Historic Housing

Các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo sự tuân thủ

Theo Điều 7 của GPSR, một sản phẩm được coi là tuân thủ các yêu cầu chung về an toàn của GPSR nếu sản phẩm đó tuân thủ các tiêu chuẩn châu Âu có liên quan được công bố trên Tạp chí chính thức (Official Journal) của Liên minh châu Âu.

Trong trường hợp không có tiêu chuẩn châu Âu liên quan đến sản phẩm, sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia của quốc gia thành viên Liên minh châu Âu nơi sản phẩm được lưu hành, với điều kiện luật quốc gia đó tuân thủ luật pháp EU.

Nếu các trường hợp nêu trên không khả dụng, theo Điều 8, doanh nghiệp được khuyến cáo nên xem xét các tiêu chuẩn dưới đây khi đánh giá độ an toàn của sản phẩm:

  • Các tiêu chuẩn châu Âu khác, ngoài những tiêu chuẩn được công bố trên Tạp chí chính thức (Official Journal) của Liên minh châu Âu
  • Các tiêu chuẩn quốc tế
  • Các thỏa thuận quốc tế
  • Các chương trình chứng nhận hợp quy tự nguyện hoặc các khung đánh giá sự phù hợp tương tự của bên thứ ba, đặc biệt là những khung đánh giá được xây dựng nhằm hỗ trợ cho luật pháp châu Âu
  • Khuyến nghị hoặc hướng dẫn của Ủy ban châu Âu về đánh giá an toàn sản phẩm
  • Tiêu chuẩn quốc gia của các nước EU nơi sản phẩm được lưu hành
  • Công nghệ tối tân và tri thức mới nhất, bao gồm các lập luận từ cơ quan khoa học và hội đồng chuyên gia được công nhận
  • Các quy tắc thực hành tốt về an toàn sản phẩm trong lĩnh vực liên quan
  • Kỳ vọng hợp lý của người tiêu dùng về sự an toàn
  • Các yêu cầu về an toàn do Ủy ban châu Âu thông qua, nếu liên quan.

Đại diện được ủy quyền theo GPSR

Theo định nghĩa của GPSR, đại diện được ủy quyền là bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân nào có trụ sở tại EU nhận được ủy quyền bằng văn bản từ doanh nghiệp sản xuất EU hoặc ngoài EU để thay mặt cho doanh nghiệp đó thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp đó theo Quy định GPSR.

Theo Điều 10 của GPSR, sự ủy quyền từ nhà sản xuất phải cho phép đại diện được ủy quyền thực hiện tối thiểu những nhiệm vụ sau:

  • cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tất cả thông tin và tài liệu cần thiết để chứng minh tính an toàn của sản phẩm bằng ngôn ngữ chính thức của cơ quan đó
  • thông báo cho nhà sản xuất khi có lý do để tin rằng sản phẩm là nguy hiểm
  • thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về các hành động đã thực hiện để loại bỏ rủi ro
  • hợp tác với cơ quan có thẩm quyền về các hành động được thực hiện để loại bỏ rủi ro một cách hiệu quả

Tóm lại, đại diện được ủy quyền:

  • phải là công ty có tư cách pháp nhân tại châu Âu
  • thực hiện nghĩa vụ theo GPSR thay cho nhà sản xuất

Đối với các doanh nghiệp ngoài EU

Theo Điều 16 của Quy định, sản phẩm chỉ có thể được nhập khẩu vào thị trường EU nếu có một công ty EU hoạt động với tư cách là bên chịu trách nhiệm thực hiện tất cả nghĩa vụ tại Điều 4(3) của Quy định (EU) 2019/1020 cũng như các nghĩa vụ sau:

  • thường xuyên kiểm tra và đảm bảo sự tuân thủ của sản phẩm
  • cung cấp cho cơ quan thanh tra thị trường các bằng chứng về các hoạt động kiểm tra của doanh nghiệp
  • thông tin liên lạc của pháp nhân chịu trách nhiệm phải được ghi trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm, bưu kiện hoặc tài liệu đi kèm.

Do đó, đối với các công ty ngoài EU muốn xuất khẩu sản phẩm đi châu Âu một cách hợp pháp, phải có một đơn vị chịu trách nhiệm tại EU cho sản phẩm đó.

The team day started with a breakfast meeting in a private cabinet of café Amurin Helmi in Tampere’s Amuri Museum of Historic Housing

Safety Gate

Các sản phẩm không tuân thủ Quy định GPSR sẽ được công bố và cảnh báo trên hệ thống Safety Gate.

Đây là hệ thống cảnh báo nhanh của EU cho các sản phẩm (phi thực phẩm) nguy hiểm, thông qua đó các cơ quan quốc gia thành viên và Ủy ban châu Âu có thể nhanh chóng trao đổi thông tin về các sản phẩm không hợp quy nhằm phối hợp hành động và xử lý.

Safety Gate cho phép người tiêu dùng được cập nhật về các sản phẩm nguy hiểm cũng như gửi thư khiếu nại. Doanh nghiệ cung cấp cho thị trường trực tuyến có thể tìm hiểu về lịch sử của sản phẩm trên Safety Gate trước khi đưa lên nền tảng bán hàng.

Hệ thống này cung cấp công cụ hiệu quả và mạnh mẽ để giao tiếp và cảnh báo về các sản phẩm không tuân thủ. Để duy trì hồ sơ tốt trên Safety Gate và qua đó bảo vệ danh tiếng của công ty, đơn vị chịu trách nhiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi nghĩa vụ được áp dụng lên sản phẩm.

Hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để biết thêm thông tin về GPSR và được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc.

Câu hỏi thường gặp

Which products are out of the scope of the General Products Safety Regulation?

Các loại sản phẩm mà GPSR không áp dụng:

  • sản phẩm thuốc cho người hoặc thú y
  • thực phẩm
  • thức ăn chăn nuôi
  • thực vật và động vật sống, sinh vật biến đổi gen và vi sinh vật biến đổi gen được sử dụng có kiểm soát, cũng như các sản phẩm của thực vật và động vật liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản trong tương lai của chúng
  • sản phẩm phụ từ động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật
  • sản phẩm bảo vệ thực vật
  • thiết bị mà người tiêu dùng sử dụng để đi lại hoặc di chuyển khi thiết bị đó được nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp vận hành trong bối cảnh dịch vụ vận chuyển được cung cấp cho người tiêu dùng và không do chính người tiêu dùng vận hành
  • máy bay được đề cập trong Điều 2(3), điểm (d) của Quy định (EU) 2018/1139
  • đồ cổ

Những điểm mới đáng lưu ý của GPSR là gì?

GPSR hướng tới hệ thống quản lý an toàn sản phẩm toàn diện trên thị trường EU, do đó một số điểm mới đã được đưa vào:

  • Các nguyên tắc phòng ngừa sẽ phải được áp dụng rộng rãi bởi tất cả các bên liên quan nhằm đảm bảo tính an toàn của sản phẩm
  • Các nghĩa vụ cụ thể cho từng doanh nghiệp kể cả các đơn vị cung cấp cho thị trường trực tuyến
  • Tăng cường yêu cầu về khả năng truy xuất nguồn gốc đối với một số sản phẩm, danh mục hoặc nhóm sản phẩm có khả năng gây ra rủi ro nghiêm trọng đến sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng dựa trên số liệu thống kê hoặc quyết định của cơ quan chức năng
  • Danh sách các hạng mục cần được kiểm tra khi đánh giá tính an toàn của sản phẩm, bao gồm công nghệ mới
  • Nghĩa vụ thông báo tai nạn cho cơ quan chức năng nơi xảy ra tai nạn
  • Tăng cường các quy định giám sát & thanh tra thị trường
  • Các quy tắc và quy trình cụ thể về cách xử lý các phẩm bị thu hồi vì lý do an toàn

Chementors’ team of specialists helps companies to survive in the ever changing jungle of laws concerning chemical, environmental and product safety in Europe and all around the World.

Requests for quotations and inquiries


    [group Notarobot]
    [/group]