Làm thế nào để nhận biết Phiếu An toàn Hóa chất đang sử dụng có hợp quy hay không?

Share

Table of Contents

Cung cấp Phiếu an toàn hóa chất (SDS) hợp quy là nghĩa vụ mang tính pháp lý. Mục đích cốt lõi của nghĩa vụ này là bảo vệ sức khỏe và an toàn của con người và môi trường. SDS chứa các thông tin cần thiết về mức độ nguy hiểm của sản phẩm lên con người và môi trường. Ngoài ra, SDS cung cấp một cách toàn diện phương án hành động trong trường hợp xảy ra tai nạn (rò rỉ, hỏa hoạn, v.v.) và phương thức xử lý, bảo quản và vận chuyển hóa chất một cách an toàn. Do vậy, tài liệu này phải được soạn thảo dựa trên các quy định liên quan và duy trì trạng thái tuân thủ trong suốt vòng đời của sản phẩm.

Vậy làm cách nào để đánh giá xem SDS mà công ty đang sử dụng (tự biên soạn hoặc được gửi bởi nhà cung cấp nguyên liệu/sản phẩm) có tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của địa phương (quốc gia) nơi sản phẩm được sản xuất/lưu hành?

Trong bài viết này, Chementors liệt kê một vài điểm quan trọng nhằm giúp tự đánh giá sơ bộ trạng thái tuân thủ của SDS. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu xác định một cách chắc chắn cho từng trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ Chementors để được tư vấn hoặc tham khảo các dịch vụ SDS.

 

Thời Gian Tạo Lập SDS

Trong các quy định về SDS, hầu như không có điều khoản hoặc điều kiện cụ thể nào về thời hạn hiệu lực của SDS. Tuy nhiên, nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải cập nhật SDS theo quy định hiện hành. Thông thường, việc sửa đổi quy định được các quốc gia thực hiện hàng năm hoặc hai năm một lần. Ví dụ, tại EU, danh sách phân loại và ghi nhãn hài hòa các chất nguy hại thường được cập nhật hàng năm, trong khi đó, danh sách đề cử các chất có mối quan ngại rất cao (SVHC) cũng thường xuyên được sửa đổi bổ sung.

Vì vậy, một cách đánh giá hiệu quả và dễ dàng là kiểm tra ngày tạo lập của SDS. Ví dụ, nếu SDS được soạn thảo từ hai năm trước, doanh nghiệp nên cân nhắc cập nhật theo quy định hiện hành.

 

Ngôn Ngữ

Theo như yêu cầu trong hầu hết các quy định về SDS, Phiếu an toàn hóa chất phải được viết bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất và/hoặc lưu hành trên thị trường. Yêu cầu về ngôn ngữ được đặt ra phần lớn là vì đối tượng sử dụng chính của SDS là công nhân và người dùng địa phương.

Do vậy, hãy kiểm tra ngôn ngữ của SDS. Sẽ không hợp quy nếu SDS hiện tại được trình bày bằng ngôn ngữ không chính thức. SDS soạn thảo theo ngôn ngữ thứ hai có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo nhưng không phải là văn bản SDS chính thức. Vì vậy, để đảm bảo tuân thủ, doanh nghiệp nên biên soạn SDS bằng ngôn ngữ chính thức.

Thông Tin về Pháp Lý 

Doanh nghiệp có nghĩa vụ pháp lý trong việc tạo lập SDS theo quy định của quốc gia nơi hóa chất đó được sản xuất và/hoặc lưu hành. Đối với cùng một chất, mỗi quốc gia có thể có các điều khoản và điều kiện khác nhau hoặc chuyên biệt về tiêu chí phân loại, công bố về phòng ngừa mối nguy, giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp, phương pháp bảo vệ, phương pháp xử lý chất thải, v.v. Ví dụ: một quốc gia có thể áp dụng mức phân loại khác nhau lên cùng một chất tùy thuộc vào cách thức quốc gia đó đánh giá mức độ nguy hiểm của hóa chất. Do đó, SDS theo luật của Phần Lan không được sử dụng như một tài liệu hợp quy tại thị trường Hoa Kỳ.

Làm sao để biết SDS hiện tại được xây dựng dựa trên quy định nào? Nhìn chung, có thể xác định điểm này trong Phần 2 và Phần 15 của SDS: chi tiết về các quy định mà SDS đã áp dụng được thể hiện tại đây.

Nếu SDS không tuân thủ quy định của địa phương, ngay cả khi được soạn thảo theo quy định EU-CLP hoặc UN-GHS, doanh nghiệp cần có phương án cập nhật ngay lập tức.

 

Định dạng và Nội Dung

Định dạng và nội dung là những tiêu chí bắt buộc mà một SDS hợp quy phải tuân thủ. Ví dụ, theo quy định CLP của EU, SDS phải bao gồm 16 phần chính với các phần phụ cụ thể được sắp xếp theo một trình tự cố định. Tương tự như vậy, các quốc gia khác có thể đặt ra các điều khoản và điều kiện chuyên biệt về định dạng và nội dung của SDS.

Vì vậy, cần đưa yếu tố này vào danh sách đánh giá tính hợp quy của SDS. Nếu doanh nghiệp không chắc chắn rằng điều kiện về định dạng và nội dung được quy định như thế nào bởi một quốc gia cụ thể, vui lòng liên hệ Chementors để được hỗ trợ.

 

Hình Đồ Cảnh Báo Mối Nguy

Hình đồ cảnh báo là một công cụ quen thuộc trong việc truyền đạt mối nguy của hóa chất đến người dùng. Vì vậy, việc đảm bảo SDS sử dụng đúng hình đồ cảnh báo là rất quan trọng. Ví dụ: ở EU, các biểu tượng màu cam và đen dưới đây đã hết hiệu lực và được thay thế bằng một bộ biểu tượng trên nền trắng được đóng khung bằng đường viền màu đỏ.

Nếu SDS hiện tại vẫn sử dụng những biểu tượng này, doanh nghiệp cần tiến hành cập nhật ngay lập tức.

Đây là những hình đồ cảnh báo hợp quy.

 

Các Cụm Từ Về Mối Nguy

Tại EU, Quy định CLP (EC) số 1272/2008 thay thế cho Chỉ thị về các chất nguy hiểm (67/548/EEC (DSD)), Chỉ thị về các chế phẩm nguy hiểm (1999/45/EC (DPD)) và Quy định REACH (EC) số 1907/2006, và kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2015, là luật duy nhất có hiệu lực tại EU về phân loại và ghi nhãn các chất và hỗn hợp chất.

Do đó, các phân nhóm mối nguy và cụm từ về mối nguy theo quy định DSD/DPD đã không còn được sử dụng trong các tài liệu SDS kể từ năm 2017. Các phân nhóm mối nguy theo Quy định CLP được bắt đầu bằng chữ H, trong khi phân nhóm theo quy định cũ chứa một số chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái (ví dụ: F+, Xn, Xi, R, v.v.).

Nếu SDS hiện tại chứa các mã phân loại theo quy định đã hết hiệu lực, thì cần được cập nhật ngay lập tức. Lưu ý rằng các mã phân loại cũ không được phép sử dụng trong SDS, dù là dùng song song với các mã phân loại theo Quy định CLP.

 

Các nhóm mối nguy mới của EU áp dụng từ 2023

Một cập nhật quan trọng trong Quy định CLP (EC) 1272/2008 về việc phân loại, ghi nhãn, và đóng gói sản phẩm của EU: các nhóm mối nguy mới và tiêu chí mới về phân loại, ghi nhãn và đóng gói các chất và hỗn hợp đã được Ủy ban châu Âu phê duyệt và công bố. Các điểm mới này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 4 năm 2023. Quy định cũng ban hành các giai đoạn chuyển tiếp riêng biệt cho các chất/hỗn hợp chất và các chất mới/hỗn hợp chất mới.

Điểm mới trong Quy định CLP áp dụng lên tất cả các đơn chất và hỗn hợp chất lưu hành trong thị trường EU theo Quy định REACH, cũng như lên các hoạt chất chứa trong sản phẩm diệt khuẩn và sản phẩm bảo vệ thực vật. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, sử dụng và phân phối đưa các chất vào thị trường EU có nghĩa vụ tuân thủ theo những sửa đổi này và được yêu cầu phân loại hóa chất hoặc hỗn hợp chất theo các phân loại nguy hiểm mới, nếu có liên quan.

Các nhóm mối nguy mới của EU là:

ED HH nhóm 1 và nhóm 2 (Rối loạn nội tiết lên sức khỏe con người)
ED ENV nhóm 1 và nhóm 2 (Rối loạn nội tiết lên môi trường)
PBT (bền, tích lũy sinh học, độc hại), vPvB (rất bền, tích lũy sinh học rất cao)
PMT (bền, di động, độc hại), vPvM (rất bền, độ di động rất cao)

Tại Chementors, chúng tôi biên soạn, dịch thuật và cập nhật SDS theo phiên bản mới nhất của quy định địa phương. Các yêu cầu về định dạng, nội dung, thuật ngữ pháp lý và thuật ngữ khoa học chuẩn, hình đồ cảnh báo, ngôn ngữ… luôn được kiểm tra và đảm bảo.

Chementors cung cấp gói dịch vụ SDS bao gồm:

 

Thông qua việc tạo ra sản phẩm SDS hợp quy, chúng tôi hy vọng góp phần lưu hành các tài liệu hữu ích giúp nâng cao sự an toàn cho cộng đồng và môi trường.

Chementors’ team of specialists helps companies to survive in the ever changing jungle of laws concerning chemical, environmental and product safety in Europe and all around the World.

Requests for quotations and inquiries