Phiếu an toàn hóa chất là gì?
Phiếu an toàn hóa chất (SDS/MSDS) là tài liệu cung cấp thông tin toàn diện giúp thao tác một cách an toàn với sản phẩm hóa chất (đơn chất và hỗn hợp chất) trong quá trình xử lý, lưu trữ, vận chuyển và thải bỏ.
SDS chứa các thông tin về: tính chất nội tại của hóa chất; các mối nguy về mặt vật lý, sức khỏe con người và sức khỏe môi trường; hướng dẫn về việc xử lý, lưu trữ, vận chuyển và thải bỏ an toàn; sơ cấp cứu, chữa cháy và các biện pháp kiểm soát phơi nhiễm.
Đầy rủi ro khi không tuân thủ - hãy để Chementors đảm nhiệm tác vụ SDS
Với nhiều năm kinh nghiệm và sự cam kết về tính chính xác, chúng tôi đảm bảo rằng SDS từ Chementors đáp ứng mọi yêu cầu theo quy định.
SDS theo chuẩn EU có khác biệt so với các quốc gia khác?
Tại Liên minh châu Âu (EU), Quy định REACH (EC) số 1907/2006 đặt ra các yêu cầu về định dạng và nội dung của Phiếu an toàn hóa chất, trong khi đó Quy định CLP (EC) số 1272/2008 xác định các tiêu chí về phân loại và dán nhãn đơn chất và hỗn hợp chất.
Quy định CLP được xây dựng dựa trên Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất được phát triển bởi Liên Hợp Quốc (UN-GHS). Cụ thể hơn, theo cách tiếp cận mang tên “khối lắp ghép” (building block), mỗi quốc gia có quyền lựa chọn và áp dụng các thành tố phù hợp trong bộ tiêu chuẩn UN – GHS để xây dựng và triển khai phiên bản GHS của quốc gia đó.
Phiên bản GHS chuyên biệt của EU là CLP. Theo đó, các điều khoản về phân loại và ghi nhãn hóa chất theo chuẩn EU được xác định bởi Quy định CLP (EC) số 1272/2008, và có thể khác với điều khoản của các quốc gia hoặc khu vực khác.
Song song đó, Quy định REACH (EC) số 1907/2006 đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể về định dạng và nội dung mà văn bản SDS phải tuân thủ. Trong đó bao gồm những yêu cầu chi tiết về nội dung của từng mục, ngôn ngữ, thứ tự sắp xếp, cách thức đặt tên đề mục và tiểu mục, cách thức đánh số, v.v.
Các doanh nghiệp có nghĩa vụ pháp lý trong việc đảm bảo rằng Phiếu an toàn hóa chất của sản phẩm tuân thủ đầy đủ các quy định kể trên khi sản xuất và/hoặc lưu hành sản phẩm trên thị trường EU.
“Định dạng và nội dung của EU SDS được quy định chặt chẽ bởi hệ thống luật của Liên minh châu Âu. Do đó, SDS theo luật của quốc gia hoặc khu vực khác là không hợp quy tại trường EU”
Chementors cung cấp dịch vụ biên soạn SDS cho các doanh nghiệp muốn sản xuất, lưu trữ, xuất nhập khẩu, vận chuyển, phân phối hay thương mại sản phẩm trên thị trường EU. Phiếu an toàn hóa chất biên soạn bởi Chementors hợp quy tại EU, có ý nghĩa khoa học và có giao diện dễ đọc.
Những yêu cầu chung của SDS theo chuẩn EU là gì?
Việc hiểu đầy đủ và tuân thủ mọi điều khoản về SDS trong các quy định tương ứng của EU là rất quan trọng. Trong đó, doanh nghiệp cần lưu ý một vài yêu cầu chung của EU SDS:
- SDS phải được biên soạn một cách rõ ràng và súc tích
- SDS phải được biên soạn bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia EU (quốc gia thành viên Liên minh châu Âu) nơi mà hóa chất được sản xuất/nhập khẩu/lưu hành trừ khi quốc gia thành viên này có quy định khác
- SDS phải được tạo lập bởi (các) cá nhân có năng lực chuyên môn.
- SDS phải bao gồm 16 mục với các tiểu mục được định sẵn theo thứ tự bắt buộc
- Không được để trống hoặc không hoàn tất một phần nào mà không có lời giải thích hoặc lý do chính đáng. Khi một dữ liệu cụ thể không áp dụng hoặc không có sẵn thì điều này cần được nêu rõ.
SDS phải được biên soạn một rõ ràng và súc tích bởi cá nhân có năng lực chuyên môn.
EU SDS: định dạng
Phiếu an toàn hóa chất theo tiêu chuẩn châu Âu bao gồm 16 mục cụ thể. Mỗi mục phải thể hiện các nội dung bắt buộc và được sắp xếp theo định dạng chuẩn theo quy định.
Nội dung tổng quan của mỗi mục được mô tả như sau:
Mục 1: Nhận dạng hóa chất và thông tin về nhà cung cấp
Mục này phải thể hiện các thông tin định danh hóa chất, mục đích sử dụng của hóa chất, thông tin liên lạc của nhà cung cấp và số điện thoại khẩn cấp.
Mục 2: Nhận dạnh đặc tính nguy hiểm của hóa chất
Cung cấp các thông tin về mối nguy (hay mức độ nguy hiểm) của sản phẩm hóa chất và các thành phần nhãn liên quan đến những mối nguy này.
Mục 3: Thông tin về thành phần của sản phẩm
Liệt kê thông tin định danh của các thành phần chứa trong sản phẩm (đơn chất hoặc hỗn hợp chất), kể cả tạp chất và chất ổn định, nếu những thành phần này thỏa mãn các điều kiện trong quy định.
Mục này cũng cần hiển thị thông tin về an toàn phù hợp và có sẵn liên quan đến độ hoạt động bề mặt, ví du như, do sản phẩm có dải kích thước thuộc phạm vi nano.
Mục 4: Biện pháp sơ cứu
Mục 4 của SDS/MSDS mô tả các biện pháp sơ cứu sao cho những đối tượng ứng cứu chưa qua đào tạo có thể hiểu và áp dụng mà không cần trang bị thiết bị đặc biệt và không có sẵn nhiều loại thuốc để lựa chọn.
Nếu một trường hợp cần đến chăm sóc y tế và điều trị đặc biệt ngay lập tức thì mục 4 phải ghi rõ điều này.
Mục 5: Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn
Đưa ra các khuyến cáo về phương tiện chữa cháy phù hợp và không phù hợp (nếu có) để dập tắt đám cháy do sản phẩm gây ra hoặc xuất phát từ khu vực lân cận. Các mối nguy cụ thể phát sinh từ hóa chất và/hoặc các thiết bị bảo hộ đặc biệt dành cho lực lượng cứu hỏa, nếu cần, cũng cần được thể hiện trong mục này.
Mục 6: Biện pháp xử lý khi có sự cố
Các biện pháp xử lý phù hợp khi xảy ra sự cố tràn, rò rỉ hoặc phát tán sản phẩm hóa chất, nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực đến con người, môi trường và tài sản sẽ được biên soạn trong phần này của Phiếu an toàn hóa chất. Trong trường hợp thể tích chảy tràn ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nguy hiểm, mục 6 phải cung cấp biện pháp xử lý chuyên biệt cho sự cố tràn lớn và nhỏ.
Mục 7: Thông tin về thao tác và bảo quản
Các biện pháp phòng ngừa để thao tác và lưu trữ sản phẩm hóa chất một cách an toàn sẽ được hiển thị tại đây. Mục 7 tập trung vào những biện pháp phù hợp với mục đích sử dụng (được xác định trong Mục 1) và với tính chất của sản phẩm.
Mục 8: Kiểm soát phơi nhiễm/yêu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân
Cung cấp các thông số kiểm soát (giá trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp), nếu có, và các biện pháp bảo vệ phù hợp.
Mục 9: Tính chất vật lý và hóa học
Tại mục 9, Phiếu an toàn hóa chất liệt kê các dữ liệu thực nghiệm liên quan đến các tính chất vật lý và hóa học của sản phẩm, nếu liên quan và/hoặc có sẵn.
Mục 10: Mức độ ổn định và mức độ phản ứng của hóa chất
Mô tả mức độ phản ứng và độ ổn định của hóa chất và khả năng xảy ra những phản ứng nguy hiểm trong điều kiện sử dụng cụ thể. Các điều kiện nhằm tránh tiếp xúc với vật liệu không tương thích cũng cần được thể hiện tại đây.
Mục 11: Thông tin về độc tính
Chứa các thông tin chủ yếu dành cho các chuyên gia y tế, chuyên gia an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và các nhà độc học.
Mục 11 cung cấp các mô tả ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu về các tác động độc học và dữ liệu có sẵn được sử dụng để xác định các tác động đó, bao gồm thông tin về động học độc chất, chuyển hóa và phân phối, nếu liên quan.
Mục 12: Thông tin về sinh thái
Thể hiện các dữ liệu thực nghiệm liên quan đến đặc tính sinh thái của hóa chất. Dữ liệu này sẽ hỗ trợ đánh giá tác động môi trường trong trường hợp hóa chất được xả thải ra môi trường.
Mục 13: Yêu cầu về thải bỏ
Chứa các thông tin về cách thức quản lý chất thải hóa chất và/hoặc thùng chứa hóa chất phù hợp. Những thông tin này sẽ hỗ trợ việc đánh giá và lựa chọn các phương án quản lý chất thải an toàn hơn và thân thiện hơn với môi trường, phù hợp với yêu cầu của Chỉ thị 2008/98/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng của quốc gia thành viên EU nơi mà Phiếu an toàn hóa chất phải được cung cấp.
Mục 14: Yêu cầu về vận chuyển
Mục 15 cung cấp thông tin về phân loại mối nguy trong vận chuyển sản phẩm hóa chất bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa hoặc đường hàng không.
Mục 15: Thông tin về quy định pháp luật
Chứa các thông tin về các quy định được áp dụng lên sản phẩm mà chưa được thể hiện trong các mục khác của SDS.
Mục 16: Các thông tin khác
Bao gồm những thông tin không được hiển thị trong các phần khác của Phiếu an toàn hóa chất, ví dụ như thông tin về việc sửa đổi/cập nhật SDS, danh sách các công bố về mối nguy và/hoặc công bố về phòng ngừa với đầy đủ nội dung, các nguồn tài liệu tham khảo chính, chữ viết tắt & từ viết tắt.
Câu hỏi thường gặp
16 mục của SDS luôn được sắp xếp theo một trình tự cố định?
Đúng vậy. Các mục này phải được trình bày theo trình tự bắt buộc.
Những sản phẩm nào không cần SDS khi được sản xuất/lưu hành trên châu Âu?
Theo Quy định REACH, một số sản phẩm nhất định được miễn trừ SDS gồm:
- các sản phẩm thuốc dùng cho người hoặc động vật thuộc phạm vi của Quy định (EC) số 726/2004 và Chỉ thị 2001/82/EC và theo định nghĩa trong Chỉ thị 2001/83/EC;
- các sản phẩm mỹ phẩm theo định nghĩa trong Chỉ thị 76/768/EEC;
- các thiết bị y tế xâm lấn hoặc được sử dụng tiếp xúc vật lý trực tiếp với cơ thể con người tới một chừng mực mà các biện pháp của EU đặt ra các điều khoản về phân loại và dán nhãn các chất và hỗn hợp nguy hiểm đảm bảo mức độ cung cấp thông tin và mức độ bảo vệ giống như Chỉ thị 1999/45/EC;
- thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi theo Quy định (EC) số 178/2002 bao gồm việc sử dụng:
- ➤như một chất phụ gia trong thực phẩm thuộc phạm vi của Chỉ thị 89/107/EEC;
- ➤như một chất tạo hương vị trong thực phẩm thuộc phạm vi của Chỉ thị 88/388/EEC và Quyết định 1999/217/EC;
- ➤như một chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi thuộc phạm vi của Quy định (EC) số 1831/2003;
- ➤trong sản phẩm dinh dưỡng cho động vật thuộc phạm vi của Chỉ thị 82/471/EEC.
Miễn trừ cũng được áp dụng cho đơn chất hoặc hỗn hợp chất không được phân loại là hóa chất nguy hiểm, PBT, vPvB và SVHC và đồng thời đáp ứng các yêu cầu nhất định về công thức sản phẩm và/hoặc mục đích sử dụng.
Để đảm bảo tuân thủ pháp luật khi đưa sản phẩm vào thị trường EU, phải đánh giá xem sản phẩm có đáp ứng đầy đủ các điều kiện miễn trừ hay không.
Muốn tham khảo mẫu Phiếu an toàn hóa chất do Chementors soạn thảo. SDS/MSDS của Chementors có đủ điều kiện để vào thị trường EU không?
Chementors luôn biên soạn SDS hợp quy: tuân thủ đầy đủ các quy định của EU về nội dung và định dạng dựa trên thông tin do khách hàng cung cấp.
Mẫu SDS theo chuẩn châu Âu tại Chementors: