Triển lãm Work The Nordic Way 2022
Công ty TNHH Chementors Phần Lan cùng với công ty TNHH Chementors SEA đã tham dự triển lãm “Work the Nordic Way 2022” diễn ra vào ngày 1/6/2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm nhằm quảng bá và củng cố thương hiệu Nhà tuyển dụng Bắc Âu tại Việt Nam, với sự góp mặt của Đại sứ Thụy Điển và Đại sứ Na Uy tại Việt Nam và thu hút hơn 300 người tham dự. Sự kiện lần này đã diễn ra thành công tốt đẹp cho tất cả các bên và cho tổ chức Nordcham Việt Nam.

Jani Määttä, Giám đốc điều hành của Chementors Phần Lan (giữ bảng hiệu) cùng với Antti Aalto, Đại diện pháp lý của Chementors SEA Việt Nam, chia sẻ những giá trị cốt lõi của Chementors tại sự kiện.
Chủ đề chính của hội thảo là sự đa dạng và hòa nhập trong môi trường làm việc. Sư đa dạng hàm ý bất kỳ khía cạnh mà có thể được dùng để phân biệt các nhóm người và từng cá nhân với nhau. Sự hòa nhập là cách thức và những gì chúng ta làm nhằm trao quyền, tôn trọng, và đánh giá cao mỗi cá thể cho những điều khiến họ trở nên khác biệt về mặt tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tình trạng khuyết tật, khuynh hướng tình dục, trình độ học vấn, và quốc tịch. Có rất nhiều ví dụ về cách thức mà các quốc gia và công ty Bắc Âu đã lồng ghép và thể hiện hai giá trị này vào trong từng khía cạnh của cuộc sống, xã hội, kinh tế, con người, và tài nguyên.

Chementors đã có cơ hội thảo luận với nhiều ứng viên và khách hàng tiềm năng đã có kinh nghiệm học tập và làm việc với các nước Bắc Âu. Có khoảng 300 người tham dự triển lãm lần này.
Chementors tự hào chia sẻ về đặc tính đa dạng và hòa nhập cao trong đội ngũ của mình. Chúng tôi tôn trọng và đánh giá cao từng bản thể và tôn vinh sự đa dạng trong nền tảng xuất phát và sự khác biệt riêng có của mỗi cá nhân. Định hướng đó giúp Chementors mở ra không gian làm việc dựa trên tinh thần sáng tạo, cởi mở, minh bạch, tin cậy, trung thực, và bình đẳng. Qua đó, chúng tôi tôn vinh các giá trị cốt lõi của Bắc Âu và mang đến những cơ hội mới cho các thành viên tương lai trong đội ngũ Chementors, đặc biệt là tại Việt Nam.
GHS là gì?
Quy định về thông báo SCIP đối với các chất SVHC tại thị trường EU
Theo Quy định REACH (EC) số 1907/2006 và Chỉ thị khung chất thải (EC) số 2008/98, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu của EU có nghĩa vụ định danh các hóa chất chứa trong sản phẩm. Dựa theo kết quả định danh, nếu sản phẩm nằm trong phạm vi tuân thủ của quy định, doanh nghiệp phải nộp thông báo SCIP lên Cục hóa chất Liên minh Châu Âu (ECHA).
Quy định nộp thông báo SCIP giúp đẩy nhanh tiến trình thu thập thông tin về hóa chất rất đáng quan ngại (SVHC) chứa trong vật phẩm, hướng đến mục tiêu quản lý thông tin SVHC trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm bao gồm giai đoạn xả thải. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu này còn có mục đích khuyến khích các sáng kiến thay thế hóa chất SVHC bằng các giải pháp an toàn hơn.
Nghĩa vụ nộp thông báo SCIP thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp vật phẩm, nếu vật phẩm có chứa bất kỳ hóa chất SVHC nào với thành phần khối lượng từ 0.1% trở lên. Doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp, nhập khẩu và phân phối trong thị trường EU và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng vật phẩm vào thị trường EU có trách nhiệm nộp thông báo SCIP. Các doanh nghiệp bán lẻ cung cấp vật phẩm đến người tiêu dùng một cách trực tiếp thì không có trách nhiệm nộp thông tin đến cơ sở dữ liệu của SCIP.
Việt Nam đang cập nhật Danh Mục Hóa Chất Quốc Gia
Trong khi quay trở lại kinh doanh sau khi dỡ bỏ cách ly xã hội Việt Nam đã bắt đầu cập nhật dự thảo danh mục hóa chất quốc gia.
Bộ Công Thương (MOIT) của Việt Nam đã công bố Dự thảo Danh Mục Hóa chất Quốc gia (NCI) được soạn thảo vào tháng 3 năm 2020. Được thành lập vào tháng 9 năm 2016, NCI hiện tại bao gồm 36,777 chất và được Cơ quan Hóa chất Việt Nam (Vinachemia) quản lý và chỉnh sửa.
Vinachemia hiện đang chấp nhận thông tin hóa học bổ sung cho cổng thông tin NCI và việc khai báo chất có thể kéo dài đến ngày 30 tháng 5 năm 2020. Yêu cầu là các chất trong bản cập nhật này đã được nhập khẩu bởi các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động hóa chất và đã đăng ký tài khoản sử dụng Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, và cũng như các doanh nghiệp chưa có tài khoản.
Thông tin liên quan đến các chất cần được cung cấp:
- Tên và số CAS của chất
- Phiếu an toàn hóa chất (SDS) bằng ngôn ngữ tiếng Việt
- Những tài liệu chứng minh chất đã được sử dụng/mua bán tại thị trường Việt Nam
- Hợp đồng mua bán với nhà nhập khẩu Việt Nam, hoặc
- Hóa đơn bán hàng (số liệu tài chính được bỏ qua)
- Dữ liệu kĩ thuật của chất phục vụ việc so sánh và cung cấp số ID của chất
- Số lượng ước tính nhập khẩu vào Việt Nam
Các chất không được khai báo trước thời gian quy định theo kế hoạch quản lý hóa chất sẽ được coi là một chất mới tại Việt Nam sau khi Vinachemia hoàn thành NCI. Do đó, chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên liệt kê tất cả các chất có liên quan mà bạn hiện đang bán tại thị trường Việt Nam để tránh mọi vấn đề với việc nhập khẩu sau này.
Chementors SEA Ltd. đã thành lập chi nhánh tại Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) và có thể hỗ trợ bạn chuẩn bị tất cả các tài liệu cần thiết cho việc khai báo các chất có liên quan của bạn vào cổng thông tin NCI. Chi tiết thông tin liên lạc của chúng tôi ở đây.
Chung tay cùng nhau đẩy lùi virut Corona!
Chementors SEA mong tất cả mọi người ở Việt Nam tuân thủ theo các quy tắc cách ly xã hội và thực hiện nghiêm các chỉ thị của Chính phủ để ngăn chặn dịch Covid 19 lây lan cũng như là giảm gánh nặng cho hệ thống y tế của đất nước. Với sự hiểu biết đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của Virut này nếu thực hiện nghiêm túc chúng ta có thể khắc phục tình trạng này nhanh hơn và trở lại cuộc sống bình thường. Chúng tôi hiểu rõ và cảm thông sâu sắc với những công ty, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất lớn trong thời gian này. Hãy ở nhà, chăm sóc gia đình, đặc biệt là các người già và rửa tay thường xuyên. Việt Nam sẽ vững vàng và mạnh mẽ hơn sau đại dịch này.
EVFTA – Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt
Ngày 30/6, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (EVFTA và IPA) chính thức được ký kết tại Hà Nội sau hành trình 9 năm đàm phán. Ngày 21 tháng 1 năm 2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Với Hiệp định được ký kết, trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, gần như toàn bộ 100% biểu thuế và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (tối đa là 7 năm). Đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v. là rất đáng kể.
Bên cạnh cơ hội mở rộng thị phần tại thị trường Châu Âu, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn đó là nỗ lực nâng cao chất lượng, bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn cho sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng hàng loạt các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn khắt khe, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, buộc nhà xuất khẩu phải bảo đảm chất lượng hàng hóa phía EU đưa ra. Đơn cử, EU quy định mức giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRLs) được sử dụng trong và trên các sản phẩm thực phẩm. Đối với các sản phẩm rau quả tươi, doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định về MRLs và ngăn ngừa tình trạng nhiễm vi khuẩn, đó là những điều kiện tiên quyết khi muốn thâm nhập thị trường EU.
Thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ gặp phải, Chementors đến từ Phần Lan đã thành lập văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thị trường Đông Nam Á. Chementors hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định về hóa chất và sản phẩm toàn cầu. Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong dịch vụ Đại diện Duy nhất tại Châu Âu liên quan đến REACH, phần mềm lập phiếu an toàn hóa chất và các chứng nhận sản phẩm khác.
ECHA added six new substances to SVHC Candidate List
Helsinki, January 15, 2019
The Candidate List of substances of very high concern (SVHCs) for authorisation now contains 197 substances.
ECHA has added five new substances to the Candidate List due to the carcinogenic, toxic to reproduction, persistent, bioaccumulative and toxic (PBT) and very persistent and very bioaccumulative (vPvB) properties of the substances.
One further substance has also been added to the list having been identified as an SVHC by the European Commission due to its endocrine-disrupting properties. The Commission’s decision follows the referral of the MSC opinion on this SVHC proposal in 2016.
Read ECHA’s news article from here.
SVHC Candidate list can be found here.
Chementors phối hợp cùng với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức buổi hội thảo tại tòa nhà VCCI, Hà Nội
Chementors phối hợp cùng với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức buổi hội thảo tại tòa nhà VCCI, Hà Nội
“Giải pháp cho việc Tuân thủ các Quy định về Hóa chất của Liên minh Châu Âu”
Chementors phối hợp cùng với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức buổi hội thảo tại tòa nhà VCCI, Hà Nội. Ủy Ban Hóa chất Quốc gia Việt Nam Vinachemia cũng được mời tham dự để thông tin về việc thực thi Hệ thống Hài hòa toàn cầu về Phân loại và Ghi nhãn Hóa chất tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch VCCI, Ông Hoàng Quang Phòng và Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, Ông Kari Kahiluoto, là người phát biểu khai mạc hội nghị chủ đề về các quy định liên quan đến Hóa chất đối với hàng hóa nhập khẩu vào Châu Âu tổ chức ngày 16/11/2018.
CEO của Chementors, Ông Jani Määttä và COO Ông Jan Nylund đã có 2 bài phát biểu trong buổi hội nghị kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Quy định REACH và việc tuân thủ, thực thi quy định là hai trong số các nội dung chính của hội nghị. Hội nghị đưa ra những thông tin quan trọng về quy định Hóa chất Châu Âu, quy định quốc gia ở Việt Nam.
Mặc dù kế hoạch tổ chức nghiêm ngặt, VCCI cố gắng mời số lượng đáng kể người tham dự để nắm bắt được các thông tin quan trọng, rất có ích trong tương lai khi hiệp định tự do thương mại EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu tại Quốc hội EU được thông qua. Sự kiện này cũng đã được truyền thông toàn quốc trên báo đài.
Chementors chân thành cảm ơn VCCI đã tổ chức sự kiện này, cảm ơn sự tham dự của Vinachemia và tất cả các quý vị khách quý. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phó Chủ tịch VCCI và Đại sứ Phần Lan về bài diễn văn khai mạc.
Các Quy định về Hóa chất tại Việt Nam
Tham khảo tại đây thêm thông tin về Các quy định về hóa chất tại Việt Nam và đường link cho trang phụ:
Các Quy định về Hóa chất tại Việt Nam
Việt Nam đang phát triển bảng kiểm kê hóa chất hiện có của quốc gia tương tự như các quốc gia khác (Như Mỹ, Trung Quốc,..) và một quy định giống REACH đối với các chất hóa học mới (Những chất chưa được liệt vào bảng)
Luật về Hóa chất (Số 06/2007/QH12)
10 Lưu ý quan trọng về:
- Các điều khoản chung
- Phát triển ngành hóa chất
- Sản xuất và kinh doanh hóa chất
- Phân loại, ghi nhãn, đóng gói và SDS
- Sử dụng hóa chất
- Phòng chống và giảm thiểu tai nạn
- Tờ khai, đăng ký và cung cấp thông tin về hóa chất
- Bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Trách nhiệm quản lý và xử lý hóa chất
- Các điều khoản thực thi.
Nghị định Sổ 113/2017/ND-CP
(Những hướng dẫn cho việc thực thi một số điều khoản cụ thể về luật Hóa chất)
- Nghị định Số 113/2017/ND-CP thay thế cho Số 108/2008/ND-CP
- Chỉ rõ những yêu cầu đối với sản xuất và kinh doanh hóa chất, phân loại hóa chất và các thủ tục khai báo.
- Nhà nhập khẩu hóa chất phải hoàn thiện bản khai các hóa chất nhập khẩu thông qua NSW.
- Các thông tin được kê khai bao gồm thông tin về người khai, hóa chất nhập khẩu, hóa đơn mua bán và bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất bằng tiếng Việt.
- Người kê khai phải chịu trách nhiệm đối với các thông tin không đúng sự thật.
- Các nhà kinh doanh hóa chất phải giữ bí mật tên, số lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu, bán cũng như thông tin bí mật kỹ thuật thương mại.
Nghị định bao gồm 5 danh sách các hóa chất chịu sự tác động của luật, mỗi hóa chất có những yêu cầu riêng:
- Danh sách 1: Danh sách các hóa chất cho sản xuất hoặc nhập khẩu có điều kiện.
- Danh sách 2: Danh sách các hóa chất bị hạn chế sản xuất hoặc kinh doanh.
- Danh sách 3: Danh sách các hóa chất bị cấm.
- Danh sách 4: Danh sách những hóa chất nguy hiểm mà cần phải đi kèm những cảnh báo, kế hoạch ngăn chặn tai nạn xảy ra.
- Danh sách 5: Danh sách các hóa chất bắt buộc có những bản khai báo
Thông tư Sổ 32/2017/TT-BCT
(Cung cấp hướng dẫn cho luật Hóa chất (2007) và Nghị định Số 113/2017/ND-CP)
Dưới đây là những lưu ý quan trọng:
- Hướng dẫn về việc biên soạn bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (SDS)
- 19 bản được sử dụng bởi các doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực Hóa chất được ban hành trogn các bản Phụ lục.
- Lên kế hoạch và đo lường để ngăn chặn và xử lý các tai nạn hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
- Phân loại và ghi nhãn hóa chất.
- Kê khai các hóa chất được nhập khẩu.
Lời khuyên (Liên quan đến Nghị định Số 113/2017/ND-CP và Chỉ thị Số 32/2017/TT-BCT):
- Các doanh nghiệp và các cá nhân cần xem lại Nghị định Số 113/2017/ND-CP và Chỉ thị Số 32/2017/TT-BCT để xác định xem giấy phép nào, báo cáo nào cần cho hoạt động kinh doanh hóa chất ở Việt Nam.
- Rất quan trọng để tìm hiểu những quy định mới đối với SDS, nhãn hiệu, phân loại hóa chất để đảm bảo sản phẩm tuân thủ những thay đổi trong quy định.
National Chemical Inventory and Chemical Database (NCI)
- Chỉ các hóa chất công nghiệp được liệt kê trong danh sách kiểm kê hóa chất quốc gia
- Danh sách sẽ thường xuyên được cập nhật và những hóa chất mới có thể được xem xét.
- Bản dự thảo đầu tiên trong bảng kiểm kê hóa chất quốc gia được công bố tháng 8/2018.
- Bản dự thảo mới nhất (phiên bản thứ 3) bao gồm 31,750 hóa chất.
- Bản dự thảo NCI – phiên bản thứ 3 – 9/2018 (File Excel, 5,4 MB)
- Sau khi Bảng liệt kê các hóa chất quốc gia được chính thức công bố, các hóa chất trong nằm trong danh sách NCI sẽ được xem là hóa chất mới.
- Việc đăng ký hóa chất mới tại cơ quan có thâm quyền là cần thiết trước khi chúng được sử dụng hoặc lưu hành tại thị trường Việt Nam. Thủ tục hiện này vân chưa rõ ràng.
- Bộ Công Thương đã thành lập Cơ quan Hóa chất Việt Nam (Vinachemia) để giám sát kiểm tra hoạt động quản lý hóa chất ở Việt Nam.
Thông tin tham chiếu bằng tiếng Việt
- VCERC được xem như là trung tâm dữ liệu cho danh sách nháp bản kiểm kê hóa chất (danh sách hóa chất được phép sử dụng tại Việt Nam hiện nay) http://www.vcerc.com/
10 hóa chất mới được bổ sung vào danh sách các hóa chất ứng cử của EU REACH
Cơ quan Hóa chất Châu Âu ECHA
Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA) đã thêm 10 chất có nguy cơ cao vào danh mục trong REACH. Danh sách được cập nhật hiện nay có 191 chất.
4 trong số các hóa chất ứng cử mới trong danh mục – octamethylcyclotetrasiloxane (D4); decamethylcyclopentasiloxane (D5); dodecamethylcyclohexasiloxane (D6); và Bbnzo[ghi]perylene được thêm vào bởi vì tính độc hại (PBT), tích tụ lâu và nhóm vô cùng độc hại (vPvB), 1/5 terphenyl đã bị hydro hóa có các đặc tính vô cùng độc hại.
Ủy ban Thành viên của ECHA đã xác định hợp chất Siloxsane D4, D5và D6 là những chất hóa học có mối quan ngại rất cao vào tuần trước mặc sự bất bình mạnh mẽ. Uy ban cũng cho biết không lấy số lượng toàn bộ của toàn bộ cơ thể trong các bằng chứng khoa học và trích dẫn mức độ vô cùng thấp trong môi trường thực tế.
Cách sử dụng D4 và D5 đã bị hạn chế trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân ở mức ngang nhau hoặc nhiều hơn 0.1% theo trọng lượng.
Cơ quan thẩm quyền cũng thêm 3 hợp chất khác vào danh mục ứng viên bởi tính độc hại của nó. Đó là chì, disodium octaborate và dicyclohexyl phthalate (DCHP). DCHP cũng được cho vào trong danh sách bởi những ảnh hưởng có hại đối với sức khỏe con người.
Hai hợp chất còn lại là ethylenediamine (EDA) và benzene-1,2,4-tricarboxylic acid 1,2 anhydride (trimellitic anhydride) (TMA) cũng đã được bổ sung vào danh sách.
Ủy ban Châu Âu đã xác định TMA và DCHP là những hóa chất có mối quan ngại rất cao vào tháng 4.
Ủy ban cũng nói việc thực thi quy định đối với TMA mà dữ liệu trình bày và thảo luận trong phụ lục XV chỉ ra những tác hại nghiêm trọng và vĩnh viễn đến chức năng phổi nếu sự phơi nhiễm kéo dài và khi không được can thiệp chữa trị kịp thời. Quan điểm này cũng giống với đại đa số quan điểm của MSC
Thụy Điển ban đầu cũng đã đề xuất để xác định DCHP như một hóa chất gây quan ngại rất cao bởi vì đặc tính ED của nó ảnh hưởng tới sức khỏe con người (Điều 57(f)) nhưng về sau thì lại rút lại đề xuất này. MSC thất bại trong việc đạt đến một thỏa thuận nhất trí về việc xác định tại điều 57(f).
Quốc gia này cũng đề xuất xác định chì là một chất có mức quan ngại rất cao. Kim loại bị cấm ở Châu Âu ở những mục nhỏ bởi vì những nguy cơ gây hại sức khỏe cao đối với trẻ em từ việc nuốt/ăn vào bụng.
Để biết thêm thông tin về (cách sử dụng sản phẩm..) có thể tham khảo tại đây.
Chementors là đối tác luôn sẵn sàng và tin cậy trong việc đăng ký cho các hóa chất.
Bài viết gốc bởi ChemicalWatch