Mỹ phẩm
Quy định mỹ phẩm EC1223/2009 ảnh hưởng đến bạn nếu bạn xuất khẩu mỹ phẩm sang các quốc gia tại khu vực EU / EEA.
Chementors sẽ giúp bạn xuất khẩu vào thị trường châu Âu thông qua việc đăng ký mỹ phẩm tại thị trường này.

Người mở đường – Chementors:
Chementors là người mở cửa vào thị trường châu Âu cho bạn trong quá trình đăng ký mỹ phẩm. Bạn cần thông báo sản phẩm của mình và cho biết chúng an toàn cho người dùng.
Chementors sẽ thực hiện quá trình đăng ký mỹ phẩm tùy theo yêu cầu của bạn. Bao gồm xử lý thông tin, liên lạc với các cơ quan chức năng và thực hiện các phân tích, thủ tục giấy tờ. Chúng tôi có thể tư vấn hoặc đào tạo cho nhân viên của bạn cũng như là lên kế hoạch thực hiện.
Các nhà sản xuất / nhập khẩu nước ngoài cần một đơn vị đại diện – một “Người chịu trách nhiệm” – tại EU. Với kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn của mình chúng tôi đảm nhận trách nhiệm với tư cách là Người chịu trách nhiệm về sản phẩm của bạn.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là giúp các công ty nắm rõ và vượt qua các luật lệ về an toàn hóa chất.
Chementors là một công ty dịch vụ, hoạt động toàn cầu hổ trợ cho tất cả những doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp.
khách hàng hài lòng

Kết quả:
Chúng tôi giúp bạn tập trung vào việc kinh doanh có lãi của mình, tất cả các vấn đề pháp lý còn lại chúng tôi sẽ xử lý, trên cơ sở chìa khóa trao tay. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh cho hành trình đến châu Âu của bạn.
Chào mừng đến với Châu Âu!
Quy định EC1223/2009 về mỹ phẩm đã được áp dụng kể từ ngày 11/07/2013. Lý do chính để đặt ra quy định là nâng cao độ an toàn của sản phẩm, đơn giản hóa và làm rõ các quy tắc và thủ tục. Các yếu tố của quy định được trình bày như sau.
Người chịu trách nhiệm
Thông thường nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu được chỉ định là “người chịu trách nhiệm”. Nhà phân phối tại EU cũng có thể được yêu cầu đảm nhận vai trò của người chịu trách nhiệm, nếu họ đưa một sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường dưới tên hoặc nhãn hiệu riêng của mình.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có thể ủy quyền cho công ty đại diện để thay cho họ với tư cách là người chịu trách nhiệm trong đăng ký mỹ phẩm. Nhà sản xuất ngoài Châu Âu nếu không có văn phòng tại Châu Âu không thể tự mình đăng ký với tư cách là người chịu trách nhiệm.
Đánh giá tính an toàn
Báo cáo An toàn Sản phẩm Mỹ phẩm (CPSR) được chia thành hai phần:
Phần A cung cấp thông tin về tính an toàn và các tính chất quan trọng của sản phẩm, cũng như đánh giá tính nguy hại của các thành phần.
Phần B bao gồm một đánh giá an toàn tổng thể của sản phẩm, có tính đến nguy cơ từ đó đưa ra các rủi ro và biên độ an toàn (MoS) nhằm xác định các cách sử dụng an toàn.
Hồ sơ Thông tin Sản phẩm (PIF)
Hồ sơ thông tin sản phẩm bao gồm các phần sau đây: Báo cáo An toàn Sản phẩm (CPSR), mô tả về sản phẩm, phương pháp sản xuất và tuyên bố tuân thủ thực hành sản xuất tốt, giấy tờ chứng minh các báo cáo hiệu quả được sử dụng trong tiếp thị và dữ liệu về thử nghiệm trên động vật . Người chịu trách nhiệm có nghĩa vụ duy trì PIF cho tất cả các sản phẩm mỹ phẩm của mình.
Thông báo
Cổng thông báo điện tử, Cổng Thông báo Sản phẩm Mỹ phẩm (CPNP), đã được thiết lập. Mục tiêu là làm hài hòa thủ tục thông báo các sản phẩm mỹ phẩm và các đặc tính của chúng khi thâm nhập thị trường EU, và có một hệ thống mà tất cả các sản phẩm mỹ phẩm được kết nối với một người chịu trách nhiệm.
Do đó, Chementors với hơn 20 năm kinh nghiệm trong các dịch vụ R&D, an toàn và phòng thí nghiệm cho các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các giải pháp sáng tạo thông qua việc sản xuất và giới thiệu trên thị trường. Cộng tác với Chementors không chỉ mang đến cho bạn lộ trình nhanh, chuyên nghiệp mà còn tiết kiệm chi phí.
Quá trình đăng ký mỹ phẩm
(Người phụ trách) – Tìm kiếm dữ liệu – Kiểm tra tính ổn định – Kiểm tra vi sinh– Đánh giá an toàn – Ghi nhãn và thông tin – Thông báo cho CPNP